Trà Đen là Gì?
Trà Đen là Gì?
Khi mọi người nói về văn hóa trà phương Tây, họ thường nhắc đến trà đen. Trà đen là loại trà phổ biến nhất ở phương Tây, rất có thể là do hương vị đậm đà và thời gian sử dụng được lâu. Danh mục trà đen rất đa dạng, bao gồm một số loại phổ biến như trà sáng kiểu Anh và trà Earl Grey cũng được làm từ lá trà đen. Ở phương Đông hay Trung Quốc, trà đen được gọi là hồng trà (hay trà đỏ) do màu đỏ hoặc màu hổ phách của nước trà. Tuy nhiên ở phương Đông, trà đen không được phổ biến và ưa chuộng như trà xanh.
Nguồn gốc trà đen
Trà được coi là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhưng đó là loại trà xanh thơm ngon, tinh tế đã trở nên phổ biến trong xã hội phương Đông và vẫn là nền tảng của văn hóa trà ngày nay. Khi văn hóa trà lan rộng và trà được chế biến thương mại, xuất khẩu sang các nước láng giềng và cuối cùng mang đi trên khắp các đại dương, người ta đã phát hiện ra rằng trà đen bị oxy hóa nhiều hơn sẽ giữ được độ tươi và hương vị tốt hơn trong những chuyến đi dài ngày so với người anh em trà xanh bị oxy hóa ít. Trong những ngày đầu của thương mại qua biên giới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trà đã được lên men, sấy khô và ép thành từng bánh để sử dụng thay cho tiền tệ. Cho đến ngày nay, hầu hết trà đen sản xuất tại Trung Quốc vẫn được chế biến theo cách này.
Người Hà Lan lần đầu tiên mang trà đến châu Âu vào năm 1610, trà đến Anh vào năm 1658 và sau đó nó trở nên phổ biến ở cá thuộc địa của Anh như Mỹ trong suốt những năm 1700. Nhu cầu về trà đã trải qua những bước nhảy vọt trong suốt thế kỷ 17 khi Anh mở rộng nhập khẩu đường từ các thuộc địa Caribbean của mình. Đến 1800, tính trung bình người Anh đã tiêu thụ hàng năm khoảng 2 pound trà và 17 pound đường trên đầu người. Một số giả thuyết cho rằng chính xu hướng thêm đường vào trà đã làm tăng nhu cầu về trà đen mạnh hơn so với việc nhập khẩu món trà xanh tinh tế hơn.
Bước nhảy vọt tiếp theo trong sản xuất trà đen là vào những năm 1800 khi giống cây trà Camellia sinensis assamica được phát hiện vào năm 1823 ở vùng Assam của Ấn Độ. Giống trà bản địa này phù hợp hơn nhiều cho việc sản xuất các lọai trà đen hương vị đậm đà mà thị trường có nhu cầu cao. Không lâu sau, vào năm 1835, người Anh bắt đầu trồng những vườn trà ở vùng Darjeeling của Ấn Độ, gần Nepal. Vì Ấn Độ là thuộc địa của Anh, những loại trà đen khác nhau này nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu phổ biến sang Anh.
Chế biến trà đen
Để hiểu những gì phân biệt trà đen với trà xanh, điều quan trọng cần biết là tất cả các lọai trà đều có nguồn gốc từ cùng một loại thực vật là cây trà - Camellia sinensis. Đó là sự đa dạng của cây trà và cách chế biến lá trà cho ra những thành thẩm trà xanh hay trà đen.
Các giống trà làm trà đen
Camellia sinensis assamica là giống trà có lá lớn thường được sử dụng để sản xuất trà đen. Cây có nguồn gốc ở vùng Assam của Ấn Độ, nó phát triển ở vùng khí hậu ấm áp, ẩm ướt và sinh sôi nảy nử trong các khu rừng cận nhiệt đới.
Camellia sinensis sinensis là giống trà có lá nhỏ hơn có nguồn gốc từ Trung Quốc thường đưuọc sử dụng để làm trà xanh và trắng. Cây trà phát triển như một loại cây bụi ở vùng nhiều nắng với khí hậu khô hơn, mát hơn. Cây phát triển mạnh ở vùng núi vì nó có khả năng chịu lạnh cao.
Ngày nay, theo thời gian có hàng trăm giống trà được lai tạo đã phát triển từ giống trà Camellia sinensis. Nhưng về mặt kỹ thuật, bất kỳ loại trà xanh, trà đen, trà trắng, ô-long, hay pu-erh dều có thể được làm từ bấy kỳ cây trà Camellia sinensis nào.
Oxy hóa
Điều làm cho trà đen khách với trà xanh là trong quá trình sản xuất, lá trà được cho oxy hóa hoàn toàn trước khi chúng được đưa vào xử lý nhiệt và sấy khô. Trong quá trình oxy hóa, oxy tác động tới các thành tế bào của trà để biến lá cây có màu nâu đậm và thành món trà đen nổi tiếng. Sự oxy hóa cũng làm thay đổi cấu hình hương vị của trà đen, có những bí quyết chế biến khác nhau, hay những giống cây trà khác nhau sẽ tạo cho trà đen có sự đa dạng về hương vị như malty, vị trái cây, hoặc thậm chí là vị khói, tùy thuộc vào loại trà.
Ngược lại, khi chế biến lá trà thành trà xanh, lá trà sẽ được xử lý oxy hóa tối thiểu. Sau khi được thu hoạch, chúng nhanh chóng được làm nóng và sấy khô để ngăn quá trình oxy hóa xảy ra sẽ làm cho lá trà trở lên úa và đổi hương vị khi mới hái về. Oxy hóa ít hơn có nghĩa là trà xanh thường có màu sắc và hương vị nhẹ hơn trà đen.
Thưởng thức trà đen
Trà đen là loại trà phổ biến ở phương Tây, theo khẩu vị quen thuộc của người phương Tây lựa chọn loại trà đen có hương vị đậm đà điển hình để uống kèm với đường, kem sữa hoặc đá lạnh. Khi chọn một loại trà đen để nhâm nhi, bạn hãy nhớ rằng không phải tất cả các lọai trà đen đều có hương vị giống nhau. Cũng giống như với rượu vang hảo hạng, có rất nhiều dữ iệu xung quanh mỗi loại trà đen, chúng có hồ sơ hương vị riêng, bao gồm cả nơi trà được trồng, nếu cây được trồng gần các loại cây trồng khác ảnh hưởng đến hương vị của nó (như bụi hoa hồng hoặc cây cà phê), hay cây phát triển trong vùng khí hậu nào, thuộc giống trà nguyên bản hay được lai tạo, lá trà được xử lý oxy hóa trong bao lâu, xử lý nhiệt như thế nào, và liệu lá có còn nguyên (chính thống) hay bị cắt nhỏ hơn để đóng gói.
Nói chung, trà đen có hương vị mạnh hơn, đậm đà hơn trà xanh. Nước trà đen khi được ủ có thể có màu từ hổ phách, đỏ hoặc nâu sẫm, và hương vị của nó có thể từ mặn đến ngọt tùy thuộc vào thời gian trà đưuọc xử lý oxy hóa và nhiệt độ khi chế biến.
Cách pha trà đen
Trong tất cả các loại trà, trà đen là dễ pha chế nhất. Bạn sử dụng khoảng 1 thìa trà cho mỗi cốc nước nóng. Nên sử dụng nước tinh khiết để pha trà, và nước ở nhiệt độ từ 90°C. Ủ trà từ 2 đến 6 phút. Thời gian ủ trà sẽ tùy thuộc vào khẩu vị của bạn và loại trà đen; chẳng hạn như bạn uống trà không thì thời gian ủ nên ngắn hơn. Lọc lấy lá trà, khi uống bạn có thể pha thêm sữa, đường hoặc chanh theo sở thích.
Uống lạnh: bạn có thể sử dụng nước lạnh để ủ trà trong khoảng thời gian từ 4 đến 18 tiếng trong tử lạnh và sau đó lọc bỏ lá. Hoặc đơn giản bạn vẫn pha với nước nogns nhưng gấp đôi lượng trà, ủ trà như bình thường và sau đó rót trà nóng lên đá.
Từ trà đen đá bạc hà đến trà latte nóng, có rất nhiều cách để pha trà đen. Trà đen đá là một trong những công thức trà đen phổ biến nhất, vì chúng dễ pha và có thể được thưởng thức bất kỳ ngày nào trong năm.
Hàm lượng caffein trong trà đen
Nói chung, trà đen chưa từ 50 đến 90 miligam caffeine mỗi cốc. Tuy nhiên có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ caffeine trong trà như loại trà, cách pha trà... Bạn có thể sử dụng thêm sữa hoặc phối thêm thảo mộc để giảm lượng caffeine trong trà đen.
Nhận xét
Đăng nhận xét